Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Các DN sản xuất mì gói cạnh tranh khốc liệt

Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, mức tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam đang đứng thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Năm 2012, khả năng tăng trưởng của mi gói có thể tăng đến trên 7 tỷ gói so với con số 5 tỷ gói của năm 2011, dự báo này không chỉ cho thấy nhu cầu gia tăng mà mức độ cạnh tranh để giành thị phần của các DN cũng sẽ khốc liệt hơn.

Một vòng qua các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản phẩm mì gói của các công ty Vina Acecook, Asia Foods, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Đó là chưa kể hàng chục nhãn hàng mì gói nước ngoài cũng đang hiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú cho thị trường cả về bao bì, mẫu mã lẫn giá cả.


Tuy nhiên, cuộc đua này bắt đầu gay gắt khi ba nhãn hiệu lớn nhất là Vina Acecook, Asia Foods và Massan cùng đua nhau tăng tốc giành thị phần bằng quảng cáo và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Trong đó, các sản phẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần. Tiếp theo là Asia Foods (DN trong nước) chiếm hơn 20% thị phần và thứ ba là Massan.

Ông Phan Sông Lam, chuyên viên tư vấn thương hiệu, cho rằng, với mì gói, công nghệ sản xuất của các công ty gần như giống nhau và sự khác biệt được tạo ra chủ yếu bởi chủng loại, giá cả và các chiêu thức quảng cáo chứ không phải ở chính sản phẩm.

Lấy thế mạnh dây chuyền công nghệ được chuyển giao từ Acecook Nhật Bản – cái nôi của mì ăn liền, cộng với bề dày kinh nghiệm trên 50 năm sản xuất mì và hơn 15 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, am hiểu thị hiếu và khẩu vị người tiêu dùng, Vina Acecook đã nhanh chân thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư bao bì bắt mắt, sang trọng hơn, đồng thời “nâng” giá trị cho mì gói bằng việc tung ra một số dòng sản phẩm cao cấp với giá bán gần gấp đôi so với các loại mì thông thường.

Trước đó, với quan niệm mì gói là sản phẩm bình dân nên giá bán của các hãng trên thị trường chỉ dao động trong tầm khoảng gần 2.000 – 3.000 đồng/gói, chất lượng, hương vị cũng na ná giống nhau.

Việc đột phá của Vina Acecook đã mang lại thành công cho công ty này, bởi không chỉ tạo cho thị trường mì gói một diện mạo mới với nhiều sự chọn lựa, phong phú về khẩu vị, màu sắc, chủng loại, Vina Acecook còn thâu tóm được tất cả các phân khúc người tiêu dùng, từ bình dân đến cao cấp.


Theo đánh giá của các chuyên gia thương hiệu, việc đa dạng sản phẩm có thể chỉ mang lại thành công về bề nổi cho các DN, còn xét về doanh thu thì không tăng trưởng nhiều bởi càng nhiều sản phẩm thì chính các thương hiệu sẽ tự “ăn” vào thị trường của nhau.

Tuy nhiên, ông Hoàng Cao Trí, Phó tổng giám đốc Vina Acecook, lại cho rằng: “Đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ cho chủng loại sản phẩm kinh doanh chính, tìm kiếm các thị trường mới hoặc phân tán bớt rủi ro.

Ngoài ra, còn làm tăng khả năng phục vụ và tối đa hóa lợi nhuận trên cùng một phân khúc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi DN đã có những sự thấu hiểu và kinh nghiệm trong việc đáp ứng nhu cầu đối với phân khúc đó”.

Ông Phạm Trọng Bảo Châu, Giám đốc Thương mại Asia Foods, cũng đồng tình: “Thành công của thương hiệu thụ thuộc rất nhiều vào việc xác lập được định vị thương hiệu tạo nên sự khác biệt và gắn kết sâu sắc với người tiêu dùng mục tiêu. Việc đưa ra những dòng sản phẩm mới và thậm chí là những thương hiệu mới cũng nằm trong mục tiêu đáp ứng ngày một tốt hơn, có ý nghĩa hơn cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng”.

>> Cuộc chiến của những gói mì ăn liền

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Ngon miệng với mì không chiên Nissin xào gà

Món mì xào này vô cùng đơn giản trong chế biến nhưng lại hết sức ngon miệng, rất hợp cho bữa sáng cho gia đình bạn hay dành tặng bé để đổi món.


Mang hơi hướng của món ăn Trung Hoa vì trong món mì gà xào nấm đông cô có sử dụng dầu hào, lại thêm nấm đông cô. Nấm đông cô có thể xem là loại nguyên liệu thực vật chứa nhiều dưỡng chất như protid, các loại vitamin và góp phần cho Mì Không Chiên Nissin rau răm mang một cảm giác mới lạ. Đặc biệt món ăn sử dụng nấm đông cô tươi, khi hoàn tất có độ mềm, mướt và thấm gia vị làm kích thích vị giác của người thưởng thức. Món ăn cung cấp khoảng 1144 Kcal cho 2 phần ăn.

Nguyên liệu
- 100g gà phi lê
- 100g nấm đông cô tươi
- 2 gói mì không chiên Nissin gà rau răm (bao gồm 2 gói gia vị khô và 2 gói gia vị súp)
- 3 nhánh hành lá
- Dầu hào
- Dầu tỏi
- Tỏi băm
- Salad, ngò rí, ớt trang trí

Thực hiện
- Xắt gà thành miếng vừa ăn. Ướp gà với 1 gói gia vị súp. Hành lá cắt khúc.
- Nấm đông cô xắt lát mỏng.
- Cho mi khong chien Nissin ra tô, cho 2 gói gia vị khô vào. Chế nước sôi vào tô. Đậy nắp chờ 3 phút, vớt mì ra rưới 1 muỗng nhỏ dầu tỏi vào.
- Đặt chảo lên bếp, cho mì vào xào áp chảo cho mì săn lại.
- Phi tỏi cho thơm, cho gà vào xào chín với nấm đông cô. Nêm thêm 1 muỗng cà phê dầu hào và gói gia vị súp còn lại vào.
- Cho mì không chiên Nissin vào trộn đều với gà xào nấm đông cô.
- Lấy mì ra dĩa, trang trí với ngò rí.

Mẹo nhà bếp
(*) Nấm Đông cô tươi rất nhanh chín, do đó chỉ xào nhanh tay, không để nấm bị mềm nhũn sẽ không ngon.

Sự thật về mì khoai tây Omachi chỉ có 5% khoai tây

Bên cạnh những quảng cáo mì Tiến vua hay Gấu Yêu, sản phẩm mì khoai tây Omachi, cũng được giới thiệu đến người tiêu dùng theo chiêu thức “marketing dựa trên sự sợ hãi”.

Với quảng cáo “ Omachi được làm bằng khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng”, Omachi của Massan được coi là chiến lược thành công và đã thu hút sự lựa chọn đông đảo của người tiêu dùng bởi nó tiếp tục tiếp tục “đánh vào nỗi lo bấy lâu của người tiêu dùng: ăn mì bị nóng.

Clip quảng cáo mì khoai tây Omachi của công ty Masan khẳng định rằng ăn mì khoai tây không lo bị nóng. Tuy nhiên, trong thành phần ghi sau gói mì cho thấy khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ 50g/kg, tương đương... 5%.

Như vậy, thành phần chính của "mì khoai tây" Omachi vẫn là bột mì như mọi loại mì khác và thậm chí được coi là dòng mi “cao cấp”, nhưng vẫn có cả chất E102 và không ghi rõ tỷ lệ bao nhiêu.


Với cách quảng cáo “thổi phồng” sự thật như thế khiến nhiều người tiêu dùng phải tự hỏi, loại khoai tây làm mì Omachi liệu có phải là “thần dược” không khi chỉ có 5% khoai tây mà có thể giúp người sử dụng không lo bị nóng?

Hơn nữa, một bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khoai tây chiên (tinh bột) cung cấp nhiều năng lượng, ăn nhiều cũng sẽ gây nóng, đặc biệt vào những ngày hè và mì thì chắc chắn phải trải qua công đoạn chiên với dầu.

Cũng vì thế, yếu tố mì khoai tây “không sợ nóng” là không đúng sự thật. Thêm vào đó, trong thành phần mì Omachi chỉ có 5% từ khoai tây nhưng quảng cáo như là mì khoai tây thì không chính xác. Quảng cáo có sự mâu thuẫn như vậy sẽ làm cho người tiêu dùng bối rối không biết tin vào quảng cáo nào.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Phương pháp làm 8 loại mì cơ bản

Chỉ với một phương pháp trộn bột nhưng mình cho ra lò được tận 8 loại cơ nhé!
Loại 1: Mì Orecchiette
Loại 2: Mì Cavatelli
Loại 3: Mì Malloreddus Sardinia Gnocchi
Loại 4: Mì Trofie
Loại 5: Mì Fileja
Loại 6: Mì Strozzapreti
Loại 7: Lagane
Loại 8: Mì Maccheroncini

DOWNLOAD 

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Dùng thử mì không chiên Nissin tại Lotte Đồng Nai

Các bạn ơi, có chương trình hấp dẫn dành cho tất cả các bạn đây! Đặc biệt là các mem ở Đồng Nai nè!
Nissin sẽ tổ chức buổi dùng thử mì không chiên Nissin miễn phí tại Lotte Đồng Nai trong 3 ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày mai 30/11.

Thời gian dùng thử sản phẩm mì không chiên Nissin:
Trưa: 10h00 - 13h30.
Tối: 16h30 - 21h00.
Ngoài ra, các fan của Nissin có cơ hội tham gia trò chơi và mua mì nhận quà khuyến mại nữa.
"Chộp ngay" những tấm hình xinh xắn của bạn tại sự kiện và chia sẻ cùng công ty mì ăn liền Nissin nhé :)


Chúc cả nhà có thật nhiều niềm vui!

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Vào bếp với món mì Somen

Đối với người Nhật Bản, món mì Somen là một loại mì khá phổ biến, được dùng trong chế biến nhiều món khác nhau trong bữa ăn của người Nhật. Đây là một loại mì có truyền thống lâu đời, và được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hôm nay mình xin mời các bạn cùng chế biến món mi somen của người nhật nhé!

Nguyên liệu: (cho 4 phần ăn):
- 300 gam mì somen


- 5 yakumi(gia vị): sengiri shiso (tía tô thái nhỏ), sengiri myoga (gừng myoga thái nhỏ), hành xanh thái lát, gừng nạo, vừng trắng (được rang và nghiền nhẹ)
- Nước sốt cho mì somen (1/3 cốc mirin, 2 cốc nước, 1/3 cốc xì dầu, 20 gam katsuobushi –cá ngừ khô)

Cách chế biến
Công đoạn đầu tiên là phải luộc sợi :
1. Đun sôi nhiều nước trong nồi sâu lớn. Thả somen vào và trải rộng ra
2. Để lửa to trong khi dùng đũa khuấy nhẹ
3. Khi nước bắt đầu sôi, thêm một chút nước lã vào để tránh bị trào. Chú ý không cho quá nhiều vào cùng một lúc, vì việc đó sẽ khiến nhiệt độ hạ xuống đột ngột
4. Khi nước lại bắt đầu sôi, tắt bếp và nhanh chóng cho somen ra lưới lọc
5. Xả nước lạnh vào và khẽ rửa bằng tay để loại bỏ hồ bột và dầu

Chuẩn bị nước sốt cho somen:
1. Đổ mirin vào một cái nồi, đun tới sôi rồi tắt bếp
2. Đổ nước vào xì dầu rồi cho vào nồi, đun sôi, bỏ thêm katsuobushi, ninh nhỏ lửa trong 1 đến 2 phút.
3. Để nguội, trải một tấm vải mỏng lên trên

Bây giờ, mì somen và nước sốt đã sẵn sàng. Để món ăn thêm phần phong phú, các bạn có thể tùy ý thêm rau, nấm, thịt… vào bát.


Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Nguồn gốc sợi mì

Mì là một món ăn rất quen thuộc với tất cả chúng ta, cho dù bạn là ai, cho dù bạn đến từ đâu, chắc chắn cũng đã từng thưởng thức qua món ăn này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết mì bắt nguồn từ đâu và như thế nào. Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu về nguồn gốc của nhé!


DOWNLOAD 


Mì trộn đơn giản dễ làm

Mì trộn làm nhanh, đơn giản nhưng ngon và rất tiện lợi cho bữa trưa văn phòng. Sợi dai hòa cùng vị chua ngọt của nước xốt, vị thơm của hành và tiêu khiến bạn không thể quên.


Nguyên liệu:
6 hay 7 vắt mì trứng nhỏ
1 củ hành tây
1 bát thịt heo xay
Vài tép tỏi
1 cây xà lách
Hành lá
Hành phi
Gia vị: 2 thìa canh nước tương, ½ thìa giấm, 1 thìa nhỏ muối, tiêu, đường, ớt băm, ½ thìa hạt nêm

Cách làm:

Bước 1:
- Mì chần qua nước nóng cho mềm, vớt ra xả lại với nước lạnh.

- Để ráo rồi trộn với ít dầu hành cho sợi mì tơi.

Bước 2:
- Hành tây cắt khoanh mỏng, tỏi băm nhuyễn.

Bước 3:
- Làm nóng chảo với chút dầu ăn, cho tỏi đã băm nhuyễn vào phi thơm.

- Để riêng tỏi ra bát.

Bước 4:
- Tiếp tục làm nóng chảo trên bếp với chút dầu ăn, cho thịt vào xào, nêm ½ thìa cà phê muối, ½ thìa nhỏ hạt nêm, tiêu, 1 thìa nhỏ đường. Khi thịt chín nhấc ra cho hành tây đã xắt mỏng vào, đảo đều cho hành vừa chín tới.

Bước 5:
- Tiếp tục làm nóng chảo, phi hành lá cho chín.

Bước 6:
- Xà lách cắt nhỏ, để riêng.

Bước 7:
- Làm nước xốt: trộn giấm, nước tương, 2 thìa đường, đảo đều rồi nêm nếm cho có vị chua chua ngọt ngọt, sau đó cho ớt băm và ½ phần tỏi phi vàng vào nước xốt.

- Xếp mì vào tô: 1 lớp mì, xà lách, thịt heo, tỏi phi, hành phi, hành lá, nếu muốn dùng nóng thì hấp mì lên trước sau đó cho các nguyên liệu còn lại.

Nếu thích ăn lạnh kiểu Hàn Quốc thì cho thẳng mì vào tô cùng các nguyên liệu khác, rưới nước xốt lên trộn đều.

Dù mùa đông hay mùa hè, món mì trộn đều rất thích hợp để thay đổi khẩu vị cho cả nhà. Sợi mì dai hòa cùng vị chua ngọt của nước xốt, vị thơm của hành và tiêu khiến bạn không thể quên. Mì trộn vừa nhanh vừa đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, bạn có thể làm để dành cho hôm sau hoặc đem đi làm rất tiện lợi mà cũng rất ngon.

Theo dạy nấu ăn

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Món mì lạnh thanh cảnh kiểu Nhật

Vào mùa hè oi bức, nếu đã quá ngán ngẩm với những món ăn đầy chất thịt cá dầu mỡ, mời các bạn cùng đổi vị với món mì lạnh thanh cảnh kiểu Nhật với cách chế biến vô cùng nhanh gọn và đơn giản.

Nguyên liệu:


- Mì soba khô (tùy thích có thể chọn loại soba nâu hoặc xanh)
- Nước tương ăn mì lạnh (bán sẵn trong chai)
- Lá rong biển nướng (lá kim - nori)
- Hành lá
- Tùy chọn thêm: gừng hoặc củ cải trắng mài nhuyễn, mù tạt xanh (wasabi).

Cách làm:
- Đun nước sôi rồi cho mì soba vào luộc chín theo hướng dẫn trên bao bì, thời gian luộc thường rất nhanh, khoảng 5 phút. Khi mì chín thì cho ra rổ xả lại bằng nước lạnh rồi để cho ráo nước, bày mì lên rá tre hoặc đĩa kèm với vài viên đá để giữ độ lạnh cho .


- Rong biển nướng nếu mua loại nguyên lá thì dùng kéo cắt sợi nhỏ.

- Hành lá cắt thật nhỏ.

- Gừng hoặc củ cải trắng mài thật nhuyễn (nếu không có đồ mài chuyên dụng các bạn có thể băm thật nhuyễn).

- Thưởng thức: nước tương chấm mì cho ra bát nhỏ, khi ăn gắp từng gắp mì kèm những sợi rong biển cùng hành lá chấm vào bát nước chấm rồi dùng lạnh. Nếu thích vị cay nồng các bạn có thể dùng kèm với gừng/củ cải trắng mài hoặc mù tạt xanh hòa cùng trong bát nước chấm.


- Ghi chú: các nguyên liệu để làm món ăn này các bạn có thể tìm mua rất dễ dàng tại các cửa hàng bán thực phẩm Nhật hay Hàn Quốc có rất nhiều tại Việt Nam.

- Loại mì soba khô khi bán thường được đóng gói trong các hộp giấy hoặc bao ni lon với nhiều bó nhỏ bên trong, mỗi bó tương đương với một phần ăn nên sẽ rất dễ dàng cho việc định lượng khi nấu.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Cup Noodle Light - mì lạnh ăn liền giải nhiệt mùa hè

Trong cái nóng oi bức của mùa hè, các tín đồ của mì ăn liền cũng phải hoảng sợ vì món ăn này cần nước nóng bốc hơi nghi ngút. Tuy nhiên, nay đã có giải pháp với phát minh tôm lạnh đến từ Nhật bản.

Công ty Nissin, thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng ở Nhật Bản, đã sáng tạo ra món mì mới dành cho mùa hè. Mì ăn liền trộn với đá lạnh, sợi mì vẫn đảm bảo độ chín và giòn, dai hơn so với mì nóng.
 
Mì ăn liền trộn với đá lạnh giải nhiệt mùa hè

“Vào một đợt nóng của mùa hè, chúng tôi đã tình cờ có được ý tưởng mì ăn liền lạnh. Một nhân viên phòng quảng cáo đã trộn đá trong cốc mì để thưởng thức”, đại diện công ty Nissin cho biết.

Loại mì ăn liền lạnh có tên Cup Noodle Light. Nissin cho biết, nó có vị đặc biệt so với mì nóng truyền thống. Lần đầu tiên mì tôm có vị đậu tương, gà và bò kết hợp. Tuy nhiên, mì lạnh giảm bớt lượng calo và dầu nhằm hạn chế nguy cơ béo phì, mi an khong so nong.

Cách pha chế món mì lạnh cũng đơn giản, các ấy chỉ cần trộn thật nhiều đá với mì và gia vị có sẵn trong hộp. Mì lạnh dai hơn bình thường, trong khi vị mặn được giảm tối đa.

Mì lạnh bắt đầu được giới thiệu tại Nhật Bản từ tháng 5 vừa qua và nhanh chóng có doanh số tăng gấp 2,5 lần trong tháng 6.

Nhiều người lựa chọn mì ăn liền lạnh để giải nhiệt mùa hè, mà lại tiết kiệm điện thay vì sử dụng điều hòa.

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Vào bếp tự tay làm mì sợi

Mỗi tuần bạn ăn mì bao nhiêu lần? Mì hoành thánh, mì vịt tiềm, mì gõ, mì xào, mì hải sản, mì xào bò… những món ăn cho bữa xế hoặc những ngày cuối tuần hấp dẫn đấy chứ. Và đã bao giờ bạn thử tự làm mì để ăn chưa? Phức tạp, mất thời gian… thì có chút xíu.

Nhưng đổi lại, bạn có được những sợi mì thơm ngon như mình muốn. Vì phải giảm chi phí để có giá thành cạnh tranh nên các cơ sở làm chắc chắn không thể chọn những loại bột và phụ liệu ngon như bạn tự chọn. Và điều này, tôi nghĩ quan trọng hơn, thay vì bỏ vài giờ lê lết trên Facebook hoặc các trang mạng xã hội, bạn vào bếp, vừa được lao động chân tay để cân bằng với cả tuần lao động trí óc, lại có món ngon cuối tuần cho gia đình, như thế chẳng phải là tuyệt vời sao?

Nguyên liệu:

275g bột mì số 11 (bread flour); 20ml dầu ăn; 1/4 muỗng càphê muối; 3 quả trứng và ít bột mì dư để áo bột khi cán.

Dụng cụ:

Máy trộn bột (nếu không có, hoàn toàn có thể dùng tay); cây cán bột (hoặc máy); dao cắt pizza (hoặc máy); mắc treo quần áo (vâng mắc treo quần áo!) và một cái nĩa.

Cách làm:

Cho bột vào thố to, vun thành đống, tạo một hố ở giữa. Đập trứng vào hố, cho dầu vào, rắc muối, dùng nĩa trộn cho bột quện hết vào trứng thành một khối.
Đem khối bột này ra bàn (bàn kính hoặc bàn đá, đã rắc bột áo sẵn). Xoa hai bàn tay với ít bột áo, nhồi bột thành một khối mịn dẻo. Công đoạn này sẽ đơn giản hơn nếu có máy trộn bột hoặc máy xay thực phẩm – food processor. Chia bột làm ba hoặc bốn phần, vê tròn rồi bọc nilông lại, để các khối bột nghỉ 15 phút. Chia sẻ một chút, nhào bột bằng tay có cái thú của nó. Bạn coi như mình đang tập thể dục, hãy mở một bản nhạc vui vẻ, và nhào theo nhịp của nhạc, rất vui lại còn tiêu bớt calo nữa!
Rắc bột áo lên mặt bàn, dùng cây cán bột cán mỏng từng khối bột ra, vừa cán vừa thêm bột áo nếu cần (nếu có máy cán bột thì cũng phải dùng cây cán bột cán sơ cho bột dẹp ra rồi mới bỏ vào máy cán tiếp cho mỏng). Vắt miếng bột lên mắc áo, để chỗ mát khoảng 5 – 10 phút cho bột se mặt lại. Sau đó dùng dao cắt pizza để cắt sợi. Muốn nhanh, có thể gấp hoặc cuộn sơ các miếng bột lại, để lên thớt khô và dùng dao cắt pizza đi những đường dài liên tục để cắt.
Làm mì thì cắt sợi nhỏ, làm vỏ hoành thánh thì cắt hình vuông, làm pasta thì cắt sợi to hoặc dùng dao lượn sóng để cắt thành nhiều hình thù khác nhau… Sau đó, lại treo lên mắc áo hoặc rải ra mâm, hong khoảng nửa tiếng cho mì se mặt rồi mới chế biến món ăn.
 
Những sợi mì hoàn tất

Vậy là xong. Tới phần chế biến ra món ăn thì cũng giống mì tươi ta mua ở chợ thôi: đun sôi nước và luộc mì khoảng hai phút, vớt ra, xóc tí dầu ăn rồi xào hoặc chan nước dùng tuỳ ý vào mi.


 Món mì xào sò huyết. 

Lưu ý:

– Cách nhồi bột: gập đôi miếng bột, ấn xuống, xoay 90o, lại gấp và ấn, làm liên tục khoảng… 50 lần là bột mịn mặt và đạt yêu cầu.

– Khi phơi mì mới cán xong, nên phơi ở chỗ mát mẻ, vì đây là bột, không phải quần áo nên không cần phơi chỗ nắng đâu. Chỉ phơi cho bột se se thôi, nếu khô quá sẽ bị gãy mì.

>> Quy trình sản xuất mì ăn liền

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Cách khiến sợi mì không mềm nhũn khi xào

Nhược điểm thường gặp nhất của món mì tôm xào tự làm ở nhà là sợi mỳ nhão và mềm chứ không dai như ngoài hàng. Muốn khắc phục, bạn nên chú ý đến khâu chần . Phần lớn mọi người luộc hoặc chần mì qua nước sôi một lát rồi xào. Thực ra, đây là cách khiến sợi mì mềm nhũn.
Bạn nên nhúng mì vào nước ở nhiệt độ thường cho đến lúc nó mềm ra thì xào. Nhưng có hiệu quả nhất là cách “xông” mì, tuy hơi cầu kỳ một chút. Bạn cho mì vào vỉ rồi đặt lên nồi nước đang sôi, để hơi nước sôi làm mì mềm ra mà không làm nó nhũn, bở. Mì xào lên vẫn dai và đậm như thường.

Khi xào mì với rau và thịt bò, bạn hãy xào thịt bò trước, vừa chín tới thì múc ra, dùng nước tiết ra từ thịt bò để xào rau cho ngọt, rồi lại múc ra cho mì vào xào qua cho đủ tơi thì tắt bếp, đổ ra đĩa rau – thịt và ăn ngay; hoặc bạn đổ đĩa rau – thịt vào chảo đảo nhanh rồi đổ ra đĩa. >> Mì không chiên Nissin xào bò

Nếu muốn ăn mì xào giòn thì sau khi đã nhúng mì, bạn lại rán qua nó, cho vào đĩa rồi đổ các thứ xào lên.
 
Gia vị xào mì là xì dầu sẽ ngon hơn nước mắm, vì đỡ mặn và không tỏa mùi “nặng” như nước mắm. Một điều cần lưu ý nữa là bạn nên để lửa to khi xào mì, như vậy sợi mì sẽ nhanh chóng săn lại và nhờ đó dai hơn, ngon hơn.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Ăn mì nhiều làm gia tăng các bệnh mãn tính

Ban Bảo vệ người tiêu dùng - Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Công ty Truyền thông Thời gian Việt tổ chức Hội thảo “Mì ăn liền với cuộc sống tiêu dùng hiện đại” nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết về những tác hại của ăn liền kém chất lượng và có sự cân bằng khi sử dụng sản phẩm này để bảo đảm sức khỏe.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, đây là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp với thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột, nhiều muối nhưng ít chất xơ. Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) và rất có thể là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh mãn tính.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, hiện tại nhiều sản phẩm mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên, rán nên khi ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị oxy hóa. Do vậy, nếu dầu được dùng chiên đi chiên lại nhiều lần làm gia tăng các chất béo dạng Trans fat.

>> Quy trình sản xuất mì ăn liền

Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Vì thế, tại nước ngoài trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng. Ngoài ra, trong gói gia vị chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng nhưng gây ra cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, mức tiêu thụ mì ăn liền hiện nay khoảng 1-3 gói/người/tuần và mặt hàng này có thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn với đa dạng mẫu mã và chủng loại.

Mặc dù tại các nước trên thế giới và thị trường Việt Nam cũng xuất hiện những sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất mì không chiên qua dầu, giảm lượng chất béo và axit béo bão hòa nhưng những sản phẩm này chưa nhiều nên người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều lựa chọn. Do đó, các nhà sản xuất mì ăn liền cần thông tin đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác để người tiêu dùng nhận biết.

 
Mì không chiên, mì ăn không sợ nóng mới đến Việt Nam http://nissinfoods.com.vn/

Mặt khác, người tiêu dùng cũng cần có kiến thức khi chọn những sản phẩm uy tín có chất lượng và cân bằng giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền bằng cách ăn kèm với các loại thức ăn chứa đạm, rau xanh để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt không ăn quá 3g chất béo dạng Trans fat/ngày./.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Omachi - mì ăn không sợ nóng

Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, mức tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam đang đứng thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.

Tuy được ưa chuộng vì tính tiện dụng và ngon miệng nhưng nhiều người vẫn e dè trước thông tin mì gói không có lợi cho sức khỏe. Và đánh đúng vào tâm lý an toàn của người tiêu dùng, nhiều nhà sản xuất mì trong và ngoài nước đã cho ra đời các dòng sản phẩm tốt cho cơ thể.
Đi tiên phong trong khẩu hiệu “ăn mì gói không lo bị nóng” phải kể đến sản phẩm Omachi của Công ty Liên doanh Công nghiệp Masan. Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây đảm bảo mì ăn không sợ nóng. Theo các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh quốc, chất kukoamine có trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da, chữa thâm quần, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết…

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên đặc biệt cho ra sợi mì vừa chín tới mà vẫn đảm bảo chất lượng. Masan cũng điều chỉnh lượng dầu hợp lý trong quá trình chiên và chế biến gói súp, nên sợi mì có vị mát, người tiêu dùng có thể yên tâm sẽ không sợ nóng khi dùng Omachi. Bốn loại mì khoai tây là Cá hồi nấu măng, Nghêu hấp Thái, Lẩu Hàn Quốc, Sườn hầm ngũ quả đã xuất hiện trên thị trường từ năm 2007. Ngoài ra, gần đây, Masan còn bổ sung thêm hương vị Spaghetti nổi tiếng của Ý, tạo nên một trải nghiệm vừa lạ, vừa thú vị cho người sử dụng.


Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Mì Omachi và Dr. Thanh đâu là sự thật?

Trong khi nhà sản xuất mì khoai tây Omachi “rao giảng”, rằng sử dụng các sản phẩm từ khoai tây mì ăn không sợ nóng thì các nhà sản xuất trà Dr. Thanh lại cho rằng ăn khoai tây chiên sẽ có cảm giác nóng trong người.

Vẫn chỉ là khoai tây, nhưng các sản phẩm này lại được gắn mác bổ dưỡng, thanh mát. Vậy đâu là sự thật?

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, về cấu trúc, khoai tây, sắn, gạo, dong riềng… đều là tinh bột cả, khi vào cơ thể phải qua quá trình từ tinh bột chuyển hóa thành đường, rồi từ tinh đường vào cơ thể mới sản sinh ra năng lượng…

Tinh bột đó tiêu hóa nhanh bao nhiêu thì khả năng sinh ra năng lượng càng lớn và sinh nhiệt càng nhanh. Vì vậy bột sắn, ngô, khoai tây đều qua quá trình thủy phân, không có cái gì nhanh hơn cái gì.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, các loại mì ăn liền chỉ được pha chế một lượng bột khoai tây nhất định. Ngoài thành phần đó, có thể nhận thấy hàm lượng thành phần của mì khoai tây so với mì khác không có sự khác biệt. Thực tế, khoai tây cũng giống như loại củ quả cung cấp tinh bột khác, đều gây ra cảm giác nóng cho người sử dụng

Cũng có loại bột, mạch tinh bột quá dài thì quá trình phân cắt lâu hơn thì nó tiêu hóa chậm hơn… Tuy nhiên bột khoai tây là tinh bột sợi ngắn, vì vậy tiêu hóa còn nhanh hơn tinh bột sắn. Do đó, không có lí gì nói bột khoai tây sinh ra năng lượng chậm hơn tinh bột sắn cả. Nếu lượng tinh bột như nhau thì sinh ra năng lượng như nhau, vậy không thể nói nóng hay không nóng.

Quảng cáo mì khoai tây Omachi cho người tiêu dùng thấy mì lạ do làm từ khoai tây, ít mỡ, dai, ngon mà mì ăn không sợ nóng… Tuy nhiên, nhìn nhận từ quan điểm khoa học, bột khoai tây khó có thể có chất lượng tốt hơn so với bột mì. Với những phân tích của PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh ở trên thì dù có hay không hàm lượng khoai tây, thì mì Omachi cũng như sản phẩm khác, đều gây cảm giác nóng trong người.

Đánh tráo khái niệm

Theo Ths. Trần Ngọc Hà, chuyên gia truyền thông - maketing, các nhà sản xuất đưa ra những khái niệm để người tiêu dùng nhầm lẫn, hay còn gọi là đánh tráo khái niệm, khiến người tiêu dùng tưởng rằng chất lượng tốt, nhưng thực ra, thành phần tốt thực lại rất ít.

Công nghệ sản xuất mì gói thì ai cũng biết, đều làm từ bột mì và các chất phụ gia khác, nhưng nếu chỉ có một thành phần rất nhỏ như vậy mà quảng cáo nhiều lên thành một thông điệp quảng cáo không bình thường thì đây là đánh tráo khái niệm, làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn, để tin rằng mì được làm từ 100% khoai tây.
Bên cạnh đó, clip quảng cáo mì khoai tây Omachi cho người tiêu dùng nhận thức là ngoại trừ mì này, sử dụng loại khác đều bị nóng? Điều đó cho thấy quảng cáo này dựa trên sự sợ hãi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, rất khó lừa được người tiêu dùng thông thái, bởi quảng bá sản phẩm giữa các doanh nghiệp đều có sự mâu thuẫn, chẳng hạn ví dụ về trà Dr. Thanh và Omachi.

Từ sự không rõ ràng này cho thấy sự thiếu trung thực trong quảng cáo, cũng như qua lời quảng cáo mâu thuẫn giữa hai sản phẩm này, người tiêu dùng thông thái sẽ biết đâu là sự thật.

Tin tức liên quan 
>> Mì khoai tây ăn không sợ nóng?
>> Cuộc chiến của những gói mì ăn liền

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Bảo tàng mì ăn liền - món ăn nhanh phổ biến

Mì ăn liền (cũng quen gọi là mì tôm) được  sản xuất từ nguyên liệu chính là bột mì (khoảng 80%), ngoài ra còn phối trộn thêm tinh bột làm tăng độ dai cho sợi mì, trải qua nhiều công đoạn thành mì khô đã chín, có thể ăn liền, thường ăn 3–5 phút sau dội nước sôi lên. (Có thể dội nước nguội rồi hâm 3 phút trong lò vi ba). Nó còn được gọi mì gói hay mì cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì. Gói mì ăn liền thường có một gói gia vị với thành phần khác nhau tùy theo mỗi loại .  

Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. “Cha đẻ của mì ăn liềnMomofuku Ando (1910 - 2007) là người Nhật gốc Trung Quốc, đã nghĩ ra ý tưởng  tạo món ăn tiện lợi này  khi ông chứng kiến từng hàng dài người đói khát xếp hàng mua mì đã nấu sẵn vì Nhật đang trong giai đoạn khan hiếm thực phẩm  sau khi trải qua Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó  Andō Momofuku  thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, nay trở thành Tập đoàn Thực phẩm Nissin, và được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền.

Kể từ khi được tạo ra nhằm giảm bớt áp lực về thực phẩm ở Nhật sau chiến tranh, món mì ăn liền ngày càng được ưa chuộng. Mì ăn liền sau đó trở nên phổ biến khắp thế giới vì tính tiện dụng của nó. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền ...

Các nước châu Á là những nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia,…). Với giá khá rẻ, chế biến nhanh và đơn giản, mì ăn liền là một loại thức ăn phổ biến tại Việt Nam với nhiều sản phẩm mì ăn liền khác nhau: mì Gấu Đỏ, mì ăn liền Vifon, mì Hảo Hảo,…

Bảo tàng mì ăn liền
Bảo tàng mì ăn liền (Cup Noodles Museum), rộng 10.000 m2 được tập đoàn thực phẩm Nissin xây dựng và mở cửa vào 17/9/2011 tại thành phố cảng Yokohama. Đây là một trong những điểm đến mới lý tưởng dành cho những du khách yêu thích ẩm thực đến khám phá. Công  trình được xây dựng nhằm tái hiện lịch sử ngành sản xuất mi ăn liền và tưởng nhớ tới “ông vua mì ăn liền” Momofuku Ando, người có công “phát minh” ra loại thực phẩm tiện lợi và ngon miệng này. Bảo tàng trưng bày các sản phẩm mì ăn liền Nissan được bày bán rộng rãi trên thế giới trong nhiều thập niên qua. Theo Tập đoàn Nissin Foods, đơn vị quản lý bảo tàng, đây cũng là cơ hội để giới thiệu với đông đảo du khách về ngành công nghiệp thực phẩm Nhật Bản.
Đến với bảo tàng, bạn không những được tìm hiểu về lịch sử của mì ăn liền, quy trình chế biến ra chúng mà còn có thể tự tay làm ra các sợi mì và “sáng chế” những hương vị riêng.  Khách tham quan tới đây có thể tự làm cho mình một cốc mì, chọn loại thực phẩm ăn kèm ưa thích và cốc mỳ đó sẽ được đóng gói để mang về nhà, bằng sự phối hợp đa dạng người ta có thể tạo ra 5.000 loại mì khác nhau.

Ngoài khu vực giới thiệu về lịch sử và các loại mì ăn liền, bảo tàng rộng hơn 10.000 m2 này còn có nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn tương tự trên khắp thế giới như phở của Việt Nam, mì pasta của Ý...

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Cuộc chiến của những gói mì ăn liền

Hiếm có sản phẩm nào lại có “tầm phủ sóng” rộng như mì ăn liền. Cũng hiếm có sản phẩm nào đáp ứng được khẩu vị của cả người giàu lẫn gười nghèo như nó. Và vì vậy, cuộc đua giành giật thị trường của những gói mì xem ra khá hấp dẫn.

Mì ăn liền tình cờ tham gia một cuộc tranh luận với chủ đề: “Cuộc chiến của những gói mì ăn liền” mới vỡ lẽ ra rằng, công nghệ lăng xê mì ăn liền không đơn giản như nhiều người tưởng.
“Nước sông không phạm nước giếng”

Đó là nhận xét của ông Bùi Khánh Dũng - Giám đốc Trung tâm thông tin và nghiên cứu thị trường của Investconsult Group ở khu vực phía Nam. Bởi theo ông, dù có được mệnh danh cao cấp hay thấp cấp thì mì tôm vẫn đơn thuần là sản phẩm tiện lợi. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm cũng được phân hóa khá rõ rệt. Ở phân khúc bình dân, giá của mỗi gói mì khoảng 1.500 - 2.000 đồng; phân khúc cấp trung đang được bán với mức giá 2.500 - 3.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá từ 5.000 đến hơn 10.000 đồng/gói.

Trong cuộc đua về chủng loại và giá cả, các sản phẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần. Ngay sau đó là Asia Food (100% vốn trong nước) chiếm hơn 20% thị phần với các thương hiệu Gấu Đỏ, Hello, Vifood, Hảo Hạng, Osami, mới đây nhất là Trứng Vàng. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản phẩm mì gói của Vina Acecook, Asia Food, mì ăn liền Vifon, Uni-President, Massan, mì ăn liền Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Đó là chưa kể hàng chục nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú cho thị trường cả về bao bì, mẫu mã lẫn giá cả.
Tuy nhiên, cũng theo ông Dũng, người miền Bắc có xu hướng dùng các loại đơn giản về khẩu vị, chính vì thế sản phẩm mì Miliket 4 tôm được khá nhiều người ưa dùng do… nó chẳng có gia vị gì thêm ngoài một gói bột canh. Còn hiện nay đa phần các doanh nghiệp sản xuất mì đặt ở miền Nam nên sản phẩm thường quá nhiều gia vị, nhiều béo… Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu thị trường, ông Dũng cũng cho rằng, cái bánh thị phần khá lớn ở phân khúc bình dân - nhưng có lợi nhuận rất thấp - chỉ đón nhận những nhãn hàng có quy mô sản lượng lớn. Bên cạnh đó, ba nhãn hàng đang thống trị phân khúc này là Hảo Hảo, Hảo 100 và Gấu Đỏ chiếm hơn 50% ngân sách truyền thông của ngành và mật độ bao phủ thị trường dày đặc, chưa kể vô số sản phẩm chưa thành danh. Phân khúc này sẽ là lựa chọn không khôn ngoan cho bất kỳ nhà đầu tư mới nào.

Ngoài ra, phân khúc trung cao đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ chiếc bánh của thị trường mì ăn liền. Nhưng phân khúc cao (tạm xếp ở mức từ 5.000 đồng/sản phẩm trở lên) cũng khó chiếm ưu thế mạnh vì nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn có nhiều lựa chọn thay thế mà cũng không kém phần tiện lợi nhờ mạng lưới thực phẩm đường phố rộng khắp như phở, hủ tiếu, cháo, xôi... Và cũng chính vì thế, các hãng sản xuất mì ăn liền đành tìm đến quảng cáo như một thứ công cụ để định hướng khẩu vị của người tiêu dùng.

Chiếm lĩnh thị trường bằng quảng cáo

Phải khẳng định rằng, việc cạnh tranh trên thị trường mì ăn liền chỉ bắt đầu bùng nổ và một xu hướng phát triển kinh doanh dựa vào tiếp thị hình ảnh, truyền thông chỉ thực sự xuất hiện khi liên doanh sản xuất mì Vifon Acecook hình thành vào năm 1993. Cuộc cạnh tranh trên thị trường cũng khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trước hết, phải kể đến Vina Acecook, thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực này. Vina Acecook nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công nghệ Nhật Bản. Trong khi đó, Vifon lại tạo dựng sức mạnh từ một thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam và đã chứng thực được niềm tin thông qua mạng lưới xuất khẩu rộng khắp và cả ở những thị trường khó tính, có yêu cầu cao. Đặc biệt, khi Massan tung ra dòng sản phẩm mì ăn không sợ nóng Omachi thì quả là một bước đột phá trong công nghệ “lăng xê” mì gói. Việc lựa chọn phân khúc cấp trung và chuyển tải một thông điệp rất thiết thực “không sợ nóng” là một lựa chọn chiến lược xuất sắc của Massan.

Tuy nhiên, sẽ là rất thiếu sót nếu không nhắc đến sự hỗ trợ tuyệt vời của mạng lưới phân phối vốn khá mạnh của Massan với các chủng loại sản phẩm thực phẩm tiêu dùng có cùng kênh với mì ăn liền. Omachi còn được cam kết bởi một ngân sách truyền thông lên tới cả triệu USD cho khoảng thời gian từ khi tung sản phẩm vào tháng 5/2007 cho đến Tết âm lịch, nhắm vào các thành phố lớn.

Rõ ràng là, đã qua rồi cái thời mì sản xuất ra không kịp bán, chẳng cần phải quảng cáo. Giờ đây, cho dù sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp nhưng nếu không có chiến lược truyền thông một cách bài bản thì thua là cầm chắc. Và vì nhiều lẽ, đây cũng là điểm yếu của các công ty trong nước.

Sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn

Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất châu Á. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành sản xuất mì ăn liền sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6-7 tỷ gói trong vòng 3 năm tới. Hướng tới, các doanh nghiệp sẽ không đi vào sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm với mì gói, mì ly, mì tô, mì không chiên, mì tươi. Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Asia Food cho rằng, ngành công nghiệp sản xuất mì gói ngày càng khó khăn hơn vì có rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Để ổn định được giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, ngoài việc công ty phải không ngừng đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại thì định mức hao hụt trong tất cả khâu phải duy trì ở mức dưới 1%.
Suy cho cùng, mì ăn liền tuy không phải là một sản phẩm mới mẻ nhưng nếu cạnh tranh một cách sòng phẳng, chắc chắn phần thắng sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản, biết lắng nghe và đưa ra những sản phẩm vừa có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2008, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15% -20%.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất thế giới với 44,3 tỷ gói bán ra trong năm 2005. Indonesia đứng thứ hai với 12,4 tỷ gói và Nhật Bản thứ ba với 5,4 tỷ gói. Hàn Quốc là nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất tính theo đầu người với trung bình 69 gói một người một năm. Tiếp theo là Indonesia 55 gói và Nhật Bản 42 gói.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Sự góp mặt mì ăn liền Nissin tại Việt Nam

Hàng ngày, hàng triệu người trên thế giới có thể thưởng thức những tô mì gói thơm ngon và tiện dụng, nhưng không nhiều người biết rằng mì ăn liền chính là một phát minh của một người Nhật - ông Momofuku Ando.

Vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ II, khi chứng kiến người dân Nhật Bản nối đuôi nhau chờ mua những tô mì trong những ngôi chợ nhỏ dưới trời đêm rét lạnh, ông Momofuku Ando đã ước mong về sự an bình cho đất nước: "Hòa bình sẽ đến khi người dân có đủ cái ăn". Và chính từ những khoảnh khắc ngắn ngủi cùng tư tưởng lớn lao đó đã đem đến cho ông niềm tin, sự quyết tâm để phát minh ra loại mì tiện dụng, có thể thưởng thức chỉ sau khi cho nước nóng vào, mà ngày nay được gọi là ăn liền.
Năm 1958, ông Momofuku Ando đã thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Nissin tại Nhật Bản, tiên phong trong kinh doanh và sản xuất mì ăn liền. Từ đó, công ty đã mang đến những phát minh mang tính đột phá: mì vị gà ăn liền "Chikin Ramen" (1958), là một phát minh tiên phong đáng tự hào của người dân Nhật Bản; mì ly "Nissin Cup Noodle" (1971) giúp người tiêu dùng có thể ăn ngon mọi lúc mọi nơi trong những chiếc ly giấy an toàn và hợp vệ sinh; mì không gian "Mì ăn liền có thể ăn trong môi trường không trọng lực" (2005).

Tập đoàn thực phẩm Nissin Foods vươn ra thế giới với 47 nhà máy sản xuất, trên 15 quốc gia và tạo ra hơn 1.200 loại mì gói cho toàn cầu (theo thống kê năm 2011).

Chính những phát minh này đã đưa Nissin không chỉ là thương hiệu mì ăn liền tiên phong lớn trong nước, mà còn vươn xa hơn đến các châu lục khác. Ngày nay, Nissin Foods trở thành tập đoàn thực phẩm lớn trên thế giới và ông Momofuku Ando được xem là huyền thoại trong văn hóa ẩm thực của mọi thời đại.

Việt Nam là đích đến tiếp theo khi Nissin Foods đã thành lập nhà máy sản xuất với số vốn đầu tư lên tới 41 triệu USD, cùng công nghệ Nhật Bản hiện đại. Công ty TNHH Thực Phẩm Nissin Việt Nam sẽ mang đến cho khách hàng Việt Nam một chuẩn mực mới về sản phẩm mì ăn liền - hương vị thơm ngon, phong phú trong một quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo tuyệt đối cho sự an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng.
 
Mì ăn liền không chiên Nissin 

Đặc biệt, mì không chiên Nissin vì không chiên qua dầu nên không sợ nóng, đồng thời còn ngon nhờ sợi mì dai, nước súp đậm đà, phù hợp khẩu vị Việt. Với 3 hương vị tôm chua cay tinh túy, bò sốt tiêu cay, gà rau răm thơm ngọt, chỉ với 400 ml nước sôi, trong vòng 3 phút, Nissin sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm ẩm thực ngon miệng.

Website: http://nissinfoods.com.vn/