Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Phương pháp làm 8 loại mì cơ bản

Chỉ với một phương pháp trộn bột nhưng mình cho ra lò được tận 8 loại cơ nhé!
Loại 1: Mì Orecchiette
Loại 2: Mì Cavatelli
Loại 3: Mì Malloreddus Sardinia Gnocchi
Loại 4: Mì Trofie
Loại 5: Mì Fileja
Loại 6: Mì Strozzapreti
Loại 7: Lagane
Loại 8: Mì Maccheroncini

DOWNLOAD 

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Dùng thử mì không chiên Nissin tại Lotte Đồng Nai

Các bạn ơi, có chương trình hấp dẫn dành cho tất cả các bạn đây! Đặc biệt là các mem ở Đồng Nai nè!
Nissin sẽ tổ chức buổi dùng thử mì không chiên Nissin miễn phí tại Lotte Đồng Nai trong 3 ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày mai 30/11.

Thời gian dùng thử sản phẩm mì không chiên Nissin:
Trưa: 10h00 - 13h30.
Tối: 16h30 - 21h00.
Ngoài ra, các fan của Nissin có cơ hội tham gia trò chơi và mua mì nhận quà khuyến mại nữa.
"Chộp ngay" những tấm hình xinh xắn của bạn tại sự kiện và chia sẻ cùng công ty mì ăn liền Nissin nhé :)


Chúc cả nhà có thật nhiều niềm vui!

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Vào bếp với món mì Somen

Đối với người Nhật Bản, món mì Somen là một loại mì khá phổ biến, được dùng trong chế biến nhiều món khác nhau trong bữa ăn của người Nhật. Đây là một loại mì có truyền thống lâu đời, và được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hôm nay mình xin mời các bạn cùng chế biến món mi somen của người nhật nhé!

Nguyên liệu: (cho 4 phần ăn):
- 300 gam mì somen


- 5 yakumi(gia vị): sengiri shiso (tía tô thái nhỏ), sengiri myoga (gừng myoga thái nhỏ), hành xanh thái lát, gừng nạo, vừng trắng (được rang và nghiền nhẹ)
- Nước sốt cho mì somen (1/3 cốc mirin, 2 cốc nước, 1/3 cốc xì dầu, 20 gam katsuobushi –cá ngừ khô)

Cách chế biến
Công đoạn đầu tiên là phải luộc sợi :
1. Đun sôi nhiều nước trong nồi sâu lớn. Thả somen vào và trải rộng ra
2. Để lửa to trong khi dùng đũa khuấy nhẹ
3. Khi nước bắt đầu sôi, thêm một chút nước lã vào để tránh bị trào. Chú ý không cho quá nhiều vào cùng một lúc, vì việc đó sẽ khiến nhiệt độ hạ xuống đột ngột
4. Khi nước lại bắt đầu sôi, tắt bếp và nhanh chóng cho somen ra lưới lọc
5. Xả nước lạnh vào và khẽ rửa bằng tay để loại bỏ hồ bột và dầu

Chuẩn bị nước sốt cho somen:
1. Đổ mirin vào một cái nồi, đun tới sôi rồi tắt bếp
2. Đổ nước vào xì dầu rồi cho vào nồi, đun sôi, bỏ thêm katsuobushi, ninh nhỏ lửa trong 1 đến 2 phút.
3. Để nguội, trải một tấm vải mỏng lên trên

Bây giờ, mì somen và nước sốt đã sẵn sàng. Để món ăn thêm phần phong phú, các bạn có thể tùy ý thêm rau, nấm, thịt… vào bát.


Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Nguồn gốc sợi mì

Mì là một món ăn rất quen thuộc với tất cả chúng ta, cho dù bạn là ai, cho dù bạn đến từ đâu, chắc chắn cũng đã từng thưởng thức qua món ăn này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết mì bắt nguồn từ đâu và như thế nào. Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu về nguồn gốc của nhé!


DOWNLOAD 


Mì trộn đơn giản dễ làm

Mì trộn làm nhanh, đơn giản nhưng ngon và rất tiện lợi cho bữa trưa văn phòng. Sợi dai hòa cùng vị chua ngọt của nước xốt, vị thơm của hành và tiêu khiến bạn không thể quên.


Nguyên liệu:
6 hay 7 vắt mì trứng nhỏ
1 củ hành tây
1 bát thịt heo xay
Vài tép tỏi
1 cây xà lách
Hành lá
Hành phi
Gia vị: 2 thìa canh nước tương, ½ thìa giấm, 1 thìa nhỏ muối, tiêu, đường, ớt băm, ½ thìa hạt nêm

Cách làm:

Bước 1:
- Mì chần qua nước nóng cho mềm, vớt ra xả lại với nước lạnh.

- Để ráo rồi trộn với ít dầu hành cho sợi mì tơi.

Bước 2:
- Hành tây cắt khoanh mỏng, tỏi băm nhuyễn.

Bước 3:
- Làm nóng chảo với chút dầu ăn, cho tỏi đã băm nhuyễn vào phi thơm.

- Để riêng tỏi ra bát.

Bước 4:
- Tiếp tục làm nóng chảo trên bếp với chút dầu ăn, cho thịt vào xào, nêm ½ thìa cà phê muối, ½ thìa nhỏ hạt nêm, tiêu, 1 thìa nhỏ đường. Khi thịt chín nhấc ra cho hành tây đã xắt mỏng vào, đảo đều cho hành vừa chín tới.

Bước 5:
- Tiếp tục làm nóng chảo, phi hành lá cho chín.

Bước 6:
- Xà lách cắt nhỏ, để riêng.

Bước 7:
- Làm nước xốt: trộn giấm, nước tương, 2 thìa đường, đảo đều rồi nêm nếm cho có vị chua chua ngọt ngọt, sau đó cho ớt băm và ½ phần tỏi phi vàng vào nước xốt.

- Xếp mì vào tô: 1 lớp mì, xà lách, thịt heo, tỏi phi, hành phi, hành lá, nếu muốn dùng nóng thì hấp mì lên trước sau đó cho các nguyên liệu còn lại.

Nếu thích ăn lạnh kiểu Hàn Quốc thì cho thẳng mì vào tô cùng các nguyên liệu khác, rưới nước xốt lên trộn đều.

Dù mùa đông hay mùa hè, món mì trộn đều rất thích hợp để thay đổi khẩu vị cho cả nhà. Sợi mì dai hòa cùng vị chua ngọt của nước xốt, vị thơm của hành và tiêu khiến bạn không thể quên. Mì trộn vừa nhanh vừa đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, bạn có thể làm để dành cho hôm sau hoặc đem đi làm rất tiện lợi mà cũng rất ngon.

Theo dạy nấu ăn

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Món mì lạnh thanh cảnh kiểu Nhật

Vào mùa hè oi bức, nếu đã quá ngán ngẩm với những món ăn đầy chất thịt cá dầu mỡ, mời các bạn cùng đổi vị với món mì lạnh thanh cảnh kiểu Nhật với cách chế biến vô cùng nhanh gọn và đơn giản.

Nguyên liệu:


- Mì soba khô (tùy thích có thể chọn loại soba nâu hoặc xanh)
- Nước tương ăn mì lạnh (bán sẵn trong chai)
- Lá rong biển nướng (lá kim - nori)
- Hành lá
- Tùy chọn thêm: gừng hoặc củ cải trắng mài nhuyễn, mù tạt xanh (wasabi).

Cách làm:
- Đun nước sôi rồi cho mì soba vào luộc chín theo hướng dẫn trên bao bì, thời gian luộc thường rất nhanh, khoảng 5 phút. Khi mì chín thì cho ra rổ xả lại bằng nước lạnh rồi để cho ráo nước, bày mì lên rá tre hoặc đĩa kèm với vài viên đá để giữ độ lạnh cho .


- Rong biển nướng nếu mua loại nguyên lá thì dùng kéo cắt sợi nhỏ.

- Hành lá cắt thật nhỏ.

- Gừng hoặc củ cải trắng mài thật nhuyễn (nếu không có đồ mài chuyên dụng các bạn có thể băm thật nhuyễn).

- Thưởng thức: nước tương chấm mì cho ra bát nhỏ, khi ăn gắp từng gắp mì kèm những sợi rong biển cùng hành lá chấm vào bát nước chấm rồi dùng lạnh. Nếu thích vị cay nồng các bạn có thể dùng kèm với gừng/củ cải trắng mài hoặc mù tạt xanh hòa cùng trong bát nước chấm.


- Ghi chú: các nguyên liệu để làm món ăn này các bạn có thể tìm mua rất dễ dàng tại các cửa hàng bán thực phẩm Nhật hay Hàn Quốc có rất nhiều tại Việt Nam.

- Loại mì soba khô khi bán thường được đóng gói trong các hộp giấy hoặc bao ni lon với nhiều bó nhỏ bên trong, mỗi bó tương đương với một phần ăn nên sẽ rất dễ dàng cho việc định lượng khi nấu.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Cup Noodle Light - mì lạnh ăn liền giải nhiệt mùa hè

Trong cái nóng oi bức của mùa hè, các tín đồ của mì ăn liền cũng phải hoảng sợ vì món ăn này cần nước nóng bốc hơi nghi ngút. Tuy nhiên, nay đã có giải pháp với phát minh tôm lạnh đến từ Nhật bản.

Công ty Nissin, thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng ở Nhật Bản, đã sáng tạo ra món mì mới dành cho mùa hè. Mì ăn liền trộn với đá lạnh, sợi mì vẫn đảm bảo độ chín và giòn, dai hơn so với mì nóng.
 
Mì ăn liền trộn với đá lạnh giải nhiệt mùa hè

“Vào một đợt nóng của mùa hè, chúng tôi đã tình cờ có được ý tưởng mì ăn liền lạnh. Một nhân viên phòng quảng cáo đã trộn đá trong cốc mì để thưởng thức”, đại diện công ty Nissin cho biết.

Loại mì ăn liền lạnh có tên Cup Noodle Light. Nissin cho biết, nó có vị đặc biệt so với mì nóng truyền thống. Lần đầu tiên mì tôm có vị đậu tương, gà và bò kết hợp. Tuy nhiên, mì lạnh giảm bớt lượng calo và dầu nhằm hạn chế nguy cơ béo phì, mi an khong so nong.

Cách pha chế món mì lạnh cũng đơn giản, các ấy chỉ cần trộn thật nhiều đá với mì và gia vị có sẵn trong hộp. Mì lạnh dai hơn bình thường, trong khi vị mặn được giảm tối đa.

Mì lạnh bắt đầu được giới thiệu tại Nhật Bản từ tháng 5 vừa qua và nhanh chóng có doanh số tăng gấp 2,5 lần trong tháng 6.

Nhiều người lựa chọn mì ăn liền lạnh để giải nhiệt mùa hè, mà lại tiết kiệm điện thay vì sử dụng điều hòa.

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Vào bếp tự tay làm mì sợi

Mỗi tuần bạn ăn mì bao nhiêu lần? Mì hoành thánh, mì vịt tiềm, mì gõ, mì xào, mì hải sản, mì xào bò… những món ăn cho bữa xế hoặc những ngày cuối tuần hấp dẫn đấy chứ. Và đã bao giờ bạn thử tự làm mì để ăn chưa? Phức tạp, mất thời gian… thì có chút xíu.

Nhưng đổi lại, bạn có được những sợi mì thơm ngon như mình muốn. Vì phải giảm chi phí để có giá thành cạnh tranh nên các cơ sở làm chắc chắn không thể chọn những loại bột và phụ liệu ngon như bạn tự chọn. Và điều này, tôi nghĩ quan trọng hơn, thay vì bỏ vài giờ lê lết trên Facebook hoặc các trang mạng xã hội, bạn vào bếp, vừa được lao động chân tay để cân bằng với cả tuần lao động trí óc, lại có món ngon cuối tuần cho gia đình, như thế chẳng phải là tuyệt vời sao?

Nguyên liệu:

275g bột mì số 11 (bread flour); 20ml dầu ăn; 1/4 muỗng càphê muối; 3 quả trứng và ít bột mì dư để áo bột khi cán.

Dụng cụ:

Máy trộn bột (nếu không có, hoàn toàn có thể dùng tay); cây cán bột (hoặc máy); dao cắt pizza (hoặc máy); mắc treo quần áo (vâng mắc treo quần áo!) và một cái nĩa.

Cách làm:

Cho bột vào thố to, vun thành đống, tạo một hố ở giữa. Đập trứng vào hố, cho dầu vào, rắc muối, dùng nĩa trộn cho bột quện hết vào trứng thành một khối.
Đem khối bột này ra bàn (bàn kính hoặc bàn đá, đã rắc bột áo sẵn). Xoa hai bàn tay với ít bột áo, nhồi bột thành một khối mịn dẻo. Công đoạn này sẽ đơn giản hơn nếu có máy trộn bột hoặc máy xay thực phẩm – food processor. Chia bột làm ba hoặc bốn phần, vê tròn rồi bọc nilông lại, để các khối bột nghỉ 15 phút. Chia sẻ một chút, nhào bột bằng tay có cái thú của nó. Bạn coi như mình đang tập thể dục, hãy mở một bản nhạc vui vẻ, và nhào theo nhịp của nhạc, rất vui lại còn tiêu bớt calo nữa!
Rắc bột áo lên mặt bàn, dùng cây cán bột cán mỏng từng khối bột ra, vừa cán vừa thêm bột áo nếu cần (nếu có máy cán bột thì cũng phải dùng cây cán bột cán sơ cho bột dẹp ra rồi mới bỏ vào máy cán tiếp cho mỏng). Vắt miếng bột lên mắc áo, để chỗ mát khoảng 5 – 10 phút cho bột se mặt lại. Sau đó dùng dao cắt pizza để cắt sợi. Muốn nhanh, có thể gấp hoặc cuộn sơ các miếng bột lại, để lên thớt khô và dùng dao cắt pizza đi những đường dài liên tục để cắt.
Làm mì thì cắt sợi nhỏ, làm vỏ hoành thánh thì cắt hình vuông, làm pasta thì cắt sợi to hoặc dùng dao lượn sóng để cắt thành nhiều hình thù khác nhau… Sau đó, lại treo lên mắc áo hoặc rải ra mâm, hong khoảng nửa tiếng cho mì se mặt rồi mới chế biến món ăn.
 
Những sợi mì hoàn tất

Vậy là xong. Tới phần chế biến ra món ăn thì cũng giống mì tươi ta mua ở chợ thôi: đun sôi nước và luộc mì khoảng hai phút, vớt ra, xóc tí dầu ăn rồi xào hoặc chan nước dùng tuỳ ý vào mi.


 Món mì xào sò huyết. 

Lưu ý:

– Cách nhồi bột: gập đôi miếng bột, ấn xuống, xoay 90o, lại gấp và ấn, làm liên tục khoảng… 50 lần là bột mịn mặt và đạt yêu cầu.

– Khi phơi mì mới cán xong, nên phơi ở chỗ mát mẻ, vì đây là bột, không phải quần áo nên không cần phơi chỗ nắng đâu. Chỉ phơi cho bột se se thôi, nếu khô quá sẽ bị gãy mì.

>> Quy trình sản xuất mì ăn liền

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Cách khiến sợi mì không mềm nhũn khi xào

Nhược điểm thường gặp nhất của món mì tôm xào tự làm ở nhà là sợi mỳ nhão và mềm chứ không dai như ngoài hàng. Muốn khắc phục, bạn nên chú ý đến khâu chần . Phần lớn mọi người luộc hoặc chần mì qua nước sôi một lát rồi xào. Thực ra, đây là cách khiến sợi mì mềm nhũn.
Bạn nên nhúng mì vào nước ở nhiệt độ thường cho đến lúc nó mềm ra thì xào. Nhưng có hiệu quả nhất là cách “xông” mì, tuy hơi cầu kỳ một chút. Bạn cho mì vào vỉ rồi đặt lên nồi nước đang sôi, để hơi nước sôi làm mì mềm ra mà không làm nó nhũn, bở. Mì xào lên vẫn dai và đậm như thường.

Khi xào mì với rau và thịt bò, bạn hãy xào thịt bò trước, vừa chín tới thì múc ra, dùng nước tiết ra từ thịt bò để xào rau cho ngọt, rồi lại múc ra cho mì vào xào qua cho đủ tơi thì tắt bếp, đổ ra đĩa rau – thịt và ăn ngay; hoặc bạn đổ đĩa rau – thịt vào chảo đảo nhanh rồi đổ ra đĩa. >> Mì không chiên Nissin xào bò

Nếu muốn ăn mì xào giòn thì sau khi đã nhúng mì, bạn lại rán qua nó, cho vào đĩa rồi đổ các thứ xào lên.
 
Gia vị xào mì là xì dầu sẽ ngon hơn nước mắm, vì đỡ mặn và không tỏa mùi “nặng” như nước mắm. Một điều cần lưu ý nữa là bạn nên để lửa to khi xào mì, như vậy sợi mì sẽ nhanh chóng săn lại và nhờ đó dai hơn, ngon hơn.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Ăn mì nhiều làm gia tăng các bệnh mãn tính

Ban Bảo vệ người tiêu dùng - Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Công ty Truyền thông Thời gian Việt tổ chức Hội thảo “Mì ăn liền với cuộc sống tiêu dùng hiện đại” nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết về những tác hại của ăn liền kém chất lượng và có sự cân bằng khi sử dụng sản phẩm này để bảo đảm sức khỏe.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, đây là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp với thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột, nhiều muối nhưng ít chất xơ. Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) và rất có thể là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh mãn tính.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, hiện tại nhiều sản phẩm mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên, rán nên khi ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị oxy hóa. Do vậy, nếu dầu được dùng chiên đi chiên lại nhiều lần làm gia tăng các chất béo dạng Trans fat.

>> Quy trình sản xuất mì ăn liền

Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Vì thế, tại nước ngoài trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng. Ngoài ra, trong gói gia vị chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng nhưng gây ra cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, mức tiêu thụ mì ăn liền hiện nay khoảng 1-3 gói/người/tuần và mặt hàng này có thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn với đa dạng mẫu mã và chủng loại.

Mặc dù tại các nước trên thế giới và thị trường Việt Nam cũng xuất hiện những sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất mì không chiên qua dầu, giảm lượng chất béo và axit béo bão hòa nhưng những sản phẩm này chưa nhiều nên người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều lựa chọn. Do đó, các nhà sản xuất mì ăn liền cần thông tin đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác để người tiêu dùng nhận biết.

 
Mì không chiên, mì ăn không sợ nóng mới đến Việt Nam http://nissinfoods.com.vn/

Mặt khác, người tiêu dùng cũng cần có kiến thức khi chọn những sản phẩm uy tín có chất lượng và cân bằng giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền bằng cách ăn kèm với các loại thức ăn chứa đạm, rau xanh để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt không ăn quá 3g chất béo dạng Trans fat/ngày./.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Omachi - mì ăn không sợ nóng

Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, mức tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam đang đứng thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.

Tuy được ưa chuộng vì tính tiện dụng và ngon miệng nhưng nhiều người vẫn e dè trước thông tin mì gói không có lợi cho sức khỏe. Và đánh đúng vào tâm lý an toàn của người tiêu dùng, nhiều nhà sản xuất mì trong và ngoài nước đã cho ra đời các dòng sản phẩm tốt cho cơ thể.
Đi tiên phong trong khẩu hiệu “ăn mì gói không lo bị nóng” phải kể đến sản phẩm Omachi của Công ty Liên doanh Công nghiệp Masan. Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây đảm bảo mì ăn không sợ nóng. Theo các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh quốc, chất kukoamine có trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da, chữa thâm quần, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết…

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên đặc biệt cho ra sợi mì vừa chín tới mà vẫn đảm bảo chất lượng. Masan cũng điều chỉnh lượng dầu hợp lý trong quá trình chiên và chế biến gói súp, nên sợi mì có vị mát, người tiêu dùng có thể yên tâm sẽ không sợ nóng khi dùng Omachi. Bốn loại mì khoai tây là Cá hồi nấu măng, Nghêu hấp Thái, Lẩu Hàn Quốc, Sườn hầm ngũ quả đã xuất hiện trên thị trường từ năm 2007. Ngoài ra, gần đây, Masan còn bổ sung thêm hương vị Spaghetti nổi tiếng của Ý, tạo nên một trải nghiệm vừa lạ, vừa thú vị cho người sử dụng.