Mì ăn liền (cũng quen gọi là mì tôm) được sản xuất từ nguyên liệu chính là bột mì (khoảng 80%), ngoài ra còn phối trộn thêm tinh bột làm tăng độ dai cho sợi mì, trải qua nhiều công đoạn thành mì khô đã chín, có thể ăn liền, thường ăn 3–5 phút sau dội nước sôi lên. (Có thể dội nước nguội rồi hâm 3 phút trong lò vi ba). Nó còn được gọi mì gói hay mì cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì.
Gói mì ăn liền thường có một gói gia vị với thành phần khác nhau tùy theo mỗi loại
mì.
Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. “
Cha đẻ của mì ăn liền”
Momofuku Ando (1910 - 2007) là người Nhật gốc Trung Quốc, đã nghĩ ra ý tưởng tạo món ăn tiện lợi này khi ông chứng kiến từng hàng dài người đói khát xếp hàng mua mì đã nấu sẵn vì Nhật đang trong giai đoạn khan hiếm thực phẩm sau khi trải qua Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó Andō Momofuku thành lập
Công ty Thực phẩm Nissin, nay trở thành Tập đoàn Thực phẩm Nissin, và được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền.
Kể từ khi được tạo ra nhằm giảm bớt áp lực về thực phẩm ở Nhật sau chiến tranh, món mì ăn liền ngày càng được ưa chuộng. Mì ăn liền sau đó trở nên phổ biến khắp thế giới vì tính tiện dụng của nó. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền ...
Các nước châu Á là những nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia,…). Với giá khá rẻ, chế biến nhanh và đơn giản, mì ăn liền là một loại thức ăn phổ biến tại Việt Nam với nhiều sản phẩm mì ăn liền khác nhau: mì Gấu Đỏ,
mì ăn liền Vifon, mì Hảo Hảo,…
Bảo tàng mì ăn liền
Bảo tàng mì ăn liền (Cup Noodles Museum), rộng 10.000 m2 được
tập đoàn thực phẩm Nissin xây dựng và mở cửa vào 17/9/2011 tại thành phố cảng Yokohama. Đây là một trong những điểm đến mới lý tưởng dành cho những du khách yêu thích ẩm thực đến khám phá. Công trình được xây dựng nhằm tái hiện
lịch sử ngành sản xuất mi ăn liền và tưởng nhớ tới “ông vua mì ăn liền” Momofuku Ando, người có công “phát minh” ra loại thực phẩm tiện lợi và ngon miệng này. Bảo tàng trưng bày các
sản phẩm mì ăn liền Nissan được bày bán rộng rãi trên thế giới trong nhiều thập niên qua. Theo
Tập đoàn Nissin Foods, đơn vị quản lý bảo tàng, đây cũng là cơ hội để giới thiệu với đông đảo du khách về ngành công nghiệp thực phẩm Nhật Bản.
Đến với bảo tàng, bạn không những được tìm hiểu về lịch sử của mì ăn liền, quy trình chế biến ra chúng mà còn có thể tự tay làm ra các sợi mì và “sáng chế” những hương vị riêng. Khách tham quan tới đây có thể tự làm cho mình một cốc mì, chọn loại thực phẩm ăn kèm ưa thích và cốc mỳ đó sẽ được đóng gói để mang về nhà, bằng sự phối hợp đa dạng người ta có thể tạo ra 5.000 loại mì khác nhau.
Ngoài khu vực giới thiệu về lịch sử và các loại mì ăn liền, bảo tàng rộng hơn 10.000 m2 này còn có nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn tương tự trên khắp thế giới như phở của Việt Nam, mì pasta của Ý...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét