Với quảng cáo “mì Omachi được làm bằng khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng”, Omachi của Massan được coi là chiến lược thành công và đã thu hút sự lựa chọn đông đảo của người tiêu dùng bởi nó tiếp tục tiếp tục “đánh vào nỗi lo bấy lâu của người tiêu dùng: ăn mì bị nóng.
Clip quảng cáo mì khoai tây Omachi của công ty Masan khẳng định rằng ăn mì khoai tây không lo bị nóng. Tuy nhiên, trong thành phần ghi sau gói mì cho thấy khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ 50g/kg, tương đương... 5%.
Như vậy, thành phần chính của "mì khoai tây" Omachi vẫn là bột mì như mọi loại mì khác và thậm chí được coi là dòng mi “cao cấp”, nhưng vẫn có cả chất E102 và không ghi rõ tỷ lệ bao nhiêu.
Với cách quảng cáo “thổi phồng” sự thật như thế khiến nhiều người tiêu dùng phải tự hỏi, loại khoai tây làm mì Omachi liệu có phải là “thần dược” không khi chỉ có 5% khoai tây mà có thể giúp người sử dụng không lo bị nóng?
Hơn nữa, một bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khoai tây chiên (tinh bột) cung cấp nhiều năng lượng, ăn nhiều cũng sẽ gây nóng, đặc biệt vào những ngày hè và mì thì chắc chắn phải trải qua công đoạn chiên với dầu.
Cũng vì thế, yếu tố mì khoai tây “không sợ nóng” là không đúng sự thật. Thêm vào đó, trong thành phần mì Omachi chỉ có 5% từ khoai tây nhưng quảng cáo như là mì khoai tây thì không chính xác. Quảng cáo có sự mâu thuẫn như vậy sẽ làm cho người tiêu dùng bối rối không biết tin vào quảng cáo nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét